Trách nhiệm bồi  thường thiệt hại trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm

Em tôi sinh 9/10/1996, là đồng phạm trong 1 vụ đánh nhau, tỉ lệ thương tật của người bị hại là 25%. Em tôi là người cùng thực hiện, không trực tiếp gây thương tích. Ngoài ra còn 1 bạn chủ mưu và 1 bạn trực tiếp chém. Nếu theo luật, em tôi có phải bồi thường cho nạn nhân không, và mức bồi thường sẽ tính như thế nào?

Em của bạn là đồng phạm trong vụ án cố ý gây thương tích. Căn cứ khoản 1 Điều 42 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi chung là Bộ luật Hình sự) thì em của bạn cùng các đồng phạm khác đều có trách nhiệm liên đới phải bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Điều 616 Bộ luật Dân sự quy định trong trường hợp thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Em bạn là đồng phạm với vai trò người thực hành, mặc dù không trực tiếp gây ra thương tích cho người bị hại nhưng vẫn cố lỗi cố ý gián tiếp, do đó em bạn vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, tại thời điểm thực hiện hành vi, nếu em bạn chưa đủ 15 tuổi thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự:

Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra, trừ trường hợp trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi phải bồi thường.

Đối với việc xác định thiệt hại trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm để bồi thường, Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau:

"1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."

(Ngoài quy định của Bộ luật Dân sự, bạn có thể tham khảo các quy định tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng).

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
318 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào